Các phương pháp phục hồi chức năng bàng quang

Đăng ngày 11 Tháng Hai, 2023 bởi seo bmin

Rối loạn chức năng bàng quang là tình trạng khiến bệnh nhân mất tự chủ tiểu tiện, khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý trong giao tiếp. Quá trình phục hồi chức năng bàng quang sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bàng quang tốt hơn, ngăn ngừa các triệu chứng tiểu tiện bất thường, từ đó trở lại nhịp sinh hoạt thường ngày. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các liệu pháp phục hồi.

Biến chứng bệnh rối loạn chức năng bàng quang

Rối loạn chức năng bàng quang hay tiểu không tự chủ là tình trạng người bệnh không kiểm soát được hệ thống thần kinh bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ khi bàng quang căng, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són và bí tiểu.

phcnbq 3 - Các phương pháp phục hồi chức năng bàng quang

Bệnh rối loạn chức năng bàng quang

Nguyên nhân của tình trạng này là do lão hóa làm yếu cơ, béo phì gây áp lực lên vùng sàn chậu, di chứng sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung và tuyến tiền liệt. Ở phụ nữ có thêm di chứng sau sinh khi sàn chậu căng quá mức và kéo dài.

Một vài biến chứng có thể gặp khi bị rối loạn chức năng bàng quang là nhiễm trùng tiết niệu tái phát và sỏi tiết niệu. Ngoài ra nếu lượng nước lớn gây áp lực lên đoạn nối niệu quản bàng quang (bí tiểu) có thể dẫn đến tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản, nặng hơn sẽ gây bệnh thận. Trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tủy ngực hoặc tủy cổ cao có nguy cơ bị rối loạn phản xạ tự động khi bàng quang căng hoặc giãn quai ruột.

Khi nào cần thực hiện phục hồi chức năng bàng quang?

Phục hồi chức năng bàng quang là một trong những liệu pháp trị liệu quan trọng nhằm điều trị chứng tiểu không tự chủ. Mục đích của phương pháp là tăng thể tích bàng quang, giảm nhu cầu làm rỗng bàng quang, giảm dần tần suất đi tiểu về mức thông thường và tạo sự thoải mái cho người bệnh. Song song với đó, tình trang tiểu són, tiểu gấp hay cảm giác buồn tiểu gấp cũng được giảm thiểu.

Bệnh nhân có các triệu chứng sau có thể được điều trị phục hồi chức năng bàng quang:

  • Bàng quang hoạt động quá mức
  • Tiểu không tự chủ
  • Buồn tiểu đột ngột, tiểu cấp không thể trì hoãn, tăng tần suất đi vệ sinh
  • Tiểu đêm, tiểu dầm ban đêm

5 phương pháp phục hồi chức năng bàng quang

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày

Điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt thường ngày giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn chức năng bàng quang theo thời gian. Cụ thể như sau:

phcnbq 4 - Các phương pháp phục hồi chức năng bàng quang

Đi vệ sinh đúng giờ: Tạo thói quen đi vệ sinh theo khung giờ cố định, đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy. Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, đi tiểu đúng giờ ngay cả khi không có cảm giác buồn tiểu. Vào ban đêm, chỉ đi vệ sinh trong trường hợp thực sự cần thiết hoặc thức giấc.

Luyện tập bàng quang: Đánh lạc hướng bản thân khỏi cơn buồn tiểu không đúng giờ bằng cách thư giãn cơ thể hoặc tập trung cho hành động khác. Thời gian giữa 2 lần đi tiểu cần được điều chỉnh, tăng dần về mốc 3 – 4 giờ.

Thả lỏng cơ thể sau khi tiểu: Sau khi tiểu xong, hãy cúi người về phía trước và lắc lư hông qua lại nhẹ nhàng, thả lỏng cơ sàn chậu. Việc làm này giúp giải phóng tối đa lượng nước tiểu, làm rỗng bàng quang tốt hơn. 

Nạp đủ nước: Trung bình mỗi ngày bệnh nhân cần nạp trên 1,5 lít nước và chất lỏng khác. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, caffeine. 

2. Bài tập Kegel cải thiện cơ sàn chậu

Bài tập Kegel giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng bàng quang. Cụ thể bài tập này là công cụ để người bệnh ngăn ngừa tình trạng buồn tiểu trước lịch. Trước khi luyện tập, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được động tác và tần suất tập luyện đúng nhất.

Bài tập Kegel có nội dung như sau:

  • Xác định cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng bạn đang đi tiểu nhưng ngưng lại. Vị trí cơ chặn dòng nước chính là cơ sàn chậu.
  • Nằm ngửa, hai chân song song gập hình chữ A. Từ từ nâng phần hông lên cao tạo một đường thẳng từ vai tới đầu gối. Cố gắng ép và giữ cơ bụng, hông và cơ sàn chậu trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng, hạ thấp cơ thể.
  • Bài tập này được thực hiện 10 lần liên tiếp. Mỗi ngày tập 3 hiệp chia đều sáng – chiều – tối.

3. Tập vật lý trị liệu vùng chậu

Các bài tập vật lý trị liệu phối hợp cơ sàn chậu và thói quen hoạt động của bàng quang, cải thiện các triệu chứng của tiểu không tự chủ, giảm tần suất đi tiểu và tình trạng tiểu són. Các bài tập này cũng có thể được thực hiện bởi người bị táo bón, đau vùng chậu hay bàng quang căng cứng. 

4. Sử dụng thuốc chống rối loạn chức năng bàng quang

phcnbq 2 - Các phương pháp phục hồi chức năng bàng quang

Đơn thuốc kháng cholinergic được sử dụng trong quá trình phục hồi chức năng bàng quang, làm giảm co thắt bàng quang, giảm tần suất đi tiểu, tăng dung tích bàng quang và tăng khả năng làm rỗng bàng quang. Ở phụ nữ có thể được kê thêm đơn estrogen bôi âm đạo.

5. Kích thích điện phục hồi chức năng bàng quang

Liệu pháp kích thích điện được sử dụng khi những phương pháp trên chưa cho thấy hiệu quả. Một điện cực được gắn ở mắt cá chân, truyền dòng điện nhẹ từ dây thần kinh chân tới dây thần kinh ở lưng dưới và vùng chậu. Tín hiệu thần kinh tới bàng quang từ đó được làm chậm lại, giảm tình trạng mất tự chủ khi tiểu tiện. 

May dien xung cam tay 6 TEN va 3EMS - Các phương pháp phục hồi chức năng bàng quang

Máy điện xung cầm tay 6 TEN và 3EMS là một trong những thiết bị đặc dụng cho phương pháp kích thích điện tới dây thần kinh cải thiện chức năng bàng quang. Đây là dòng máy trị liệu xung điện cầm tay, có 2 cặp điện cực cung cấp dòng điện với 6 kiểu dòng TENS và 3 kiểu dòng EMS. Dòng điện xung điều chỉnh linh hoạt 2 – 150Hz.

Thiết bị y tế Hải Minh là đơn vị phân phối chính hãng máy điện xung cầm tay 6 TEN và 3EMS và các dòng máy điện xung hỗ trợ phục hồi chức năng bàng quang khác nhập khẩu chính hãng. Sản phẩm của Hải Minh đều đảm bảo đầy đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng. Khách hàng khi mua hàng được hỗ trợ hướng dẫn sử dụng chi tiết, vận chuyển tận nơi. Liên hệ Thiết bị y tế Hải Minh qua hotline 0988086003 để được tư vấn và báo giá sản phẩm.

=>> Xem thêm: Top các thiết bị phục hồi chức năng tốt nhất

Việc sử dụng liệu pháp kích thích điện hay bất kì phương pháp phục hồi chức năng bàng quang nào khác đều đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao từ bệnh nhân. Quá trình phục hồi trung bình khoảng 6 – 12 tuần hoặc lâu hơn. Bệnh nhân sẽ sớm cảm thấy sự thay đổi khi tuân thủ đúng lịch trình cũng như các phương pháp từ bác sĩ.