Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Đăng ngày 10 Tháng Mười Một, 2023 bởi Thịnh Nguyễn

Chấn thương tủy sống là các tổn thương gây làm thay đổi cấu trúc của cột sống, làm suy giảm chức năng vận động. Việc phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống rất cần thiết và quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cơ thể, sinh hoạt. Vậy các giai đoạn tập luyện phục hồi chức năng chấn thương tủy sống như thế nào? Theo dõi ngay trong bài viết này!

Nguyên nhân và triệu chứng chấn thương tủy sống

Nguyên nhân chấn thương tủy sống

phuc hoi chuc nang chan thuong tuy song 1 - Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống do nhiều nguyên nhân tác động

Các chấn thương tủy sống có thể xuất hiện do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do các chấn thương từ cột sống ảnh hưởng. Xương khớp cột sống bị thay đổi cấu trúc khiến tủy sống bị chèn ép, tổn thương trực tiếp. Ngoài ra, có một số nguyên nhân phổ biến khác gây nên các chấn thương tủy sống như: 

  • Tình trạng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh lý viêm xương khớp, loãng xương
  • Tình trạng nhiễm trùng toàn cơ thể
  • Bệnh lý mạch máu, ung thư

Triệu chứng chấn thương tủy sống

Có thể nhận biết các chấn thương tủy sống dựa theo các biểu hiện lâm sàng của cơ thể. Tùy theo mức độ chấn thương nặng hay nhẹ mà triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hoặc không rõ ràng.

  • Các nhóm cơ ở tay chân bị suy giảm chức năng, hoạt động yếu hoặc bị liệt tạm thời
  • Khu vực cột sống lưng hoặc cột sống cổ bị mất cảm giác hoàn toàn hoặc một phần 
  • Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội đi kèm cảm giác tê bì ở cột sống lưng hoặc cổ
  • Tiểu tiện không kiểm soát
  • Huyết áp và nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường

Khi nhận thấy những triệu chứng này, tốt nhất người bệnh nên tới thăm khám tại cơ sở phục hồi chức năng chấn thương tủy sống uy tín để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Xem thêm: Máy chữa lành vết thương – công nghệ vật lý trị liệu hiện đại

Các giai đoạn của quá trình phục hồi chức năng

Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi chức năng chấn thương tủy sống là giai đoạn cấp tính. Mục tiêu chính của giai đoạn này đó là cố gắng phòng tránh cũng như hạn chế tối đa các biến chứng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ thể sau chấn thương.

Giai đoạn phục hồi

phuc hoi chuc nang benh nhan chan thuong tuy song - Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Giai đoạn phục hồi luyện tập cùng các hệ thống máy móc, dụng cụ

Giai đoạn phục hồi đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng độc lập của người bệnh trong sinh hoạt, tự chủ cuộc sống. Mục tiêu của giai đoạn phục hồi chức năng chấn thương tủy sống là giúp người bệnh tự chăm sóc cơ thể (da, tiết niệu, đường ruột), di chuyển chủ động cùng với xe lăn, sử dụng dụng cụ trợ giúp trong di chuyển hay tập luyện.

Giai đoạn hội nhập

Giai đoạn hội nhập sẽ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống. Mục đích của giai đoạn hội nhập đó là tạo ra một môi trường thuận lợi để người bệnh có thể hòa nhập vào cộng đồng. Hơn hết, người bệnh ở giai đoạn này đã có thể tự chủ về hoạt động và các sinh hoạt thường ngày.

Luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Luyện tập giai đoạn cấp

Ở giai đoạn cấp, việc luyện tập không quá nặng nề và quan trọng người bệnh cần đề phòng các biến chứng dễ ảnh hưởng tới cơ thể.

  • Chống loét da: sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chống loét như đệm hơi, đệm nước và thay đổi tư thế người bệnh liên tục, giữ vùng da dễ loét khô ráo, sạch sẽ.
  • Chống nhiễm trùng tiết niệu: uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặt thông tiểu và hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu, tập phục hồi chức năng bàng quang.
  • Chống viêm phổi: thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp như vỗ – rung lồng ngực, tập thở để đường thở thông khí.
  • Phục hồi chức năng tiêu hoá: xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và chất xơ, tập các bài tập nhẹ nhàng để kiểm soát tiêu hóa, đại tiểu tiện. 

Luyện tập giai đoạn phục hồi

Ở giai đoạn phục hồi, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp máy móc điều trị triệu chứng và luyện tập với dụng cụ phục hồi chức năng chuyên dụng để thúc đẩy khả năng phục hồi. Quá trình tập luyện cần thực hiện sớm để điều trị triệu chứng triệt để và hạn chế biến chứng.

phuc hoi chuc nang chan thuong tuy song 3 - Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống cùng máy móc, thiết bị

  • Trị liệu triệu chứng bằng các máy điện xung Infinity, Firing, Master 2; máy sóng ngắn DX500; máy kéo giãn & giảm áp ET800, HC ALFATRAC, Hill DT, S200EC Spinemed; máy trị liệu bằng nhiệt HC Cryo T-shock; máy nén ép UAM8100, 9100;…
  • Tập thở, tập tự ngồi dậy, tự thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày
  • Tập đi cùng với các thiết bị hỗ trợ như cầu thang tập đi SCH-1 (Technomex); thanh song song TNCH1 (Technomex); xe đạp tập phục hồi RUN700-TR (Runner), 7.0U, 7.0R (Dyaco); máy tập đi RUN 2011/TR-PC, RUN 7410 TJ-PC (Runner),… 
  • Tập thăng bằng cùng với các hệ thống đo lường đánh giá HC-BG-A1 (Fitness Authority Industrial);  ALFA, SIGMA, GAMMA (AC international East); thiết bị đo vận động khớp Fisiocomputer MOVESCAN (J&S),…
  • Tập phục hồi chức năng bàn tay khi bị yếu cơ bằng găng tay robot C10, C11, C12; các thiết bị tập chuyên khoa của Fitness Authority Industrial,…
  • Tập phản hồi và tăng sức mạnh các cơ bằng hệ thống máy tập thực tế ảo 3D VRRS EVO, hệ thống Reback, hệ thống robot MRG-P100 (Hiwin),…

Luyện tập giai đoạn hội nhập

phuc hoi chuc nang benh nhan chan thuong tuy song 4 - Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Tập luyện cùng thanh song song/thang tập đi trong giai đoạn hội nhập

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình phục hồi chức năng chấn thương tủy sống. Người bệnh cần sự hỗ trợ từ người thân, kỹ thuật viên và bác sĩ để tạo ra một môi trường đi lại thuận lợi, không có vật cản (vẫn tập luyện bằng thanh song song hoặc cầu thang tập đi). Môi trường sinh hoạt cũng cần đảm bảo có các công cụ hỗ trợ khi cần thiết, đồ nội thất phù hợp với cơ thể.

Hỗ trợ về mặt tâm lý trong quá trình phục hồi chức năng

Đối với người bệnh cần phục hồi chức năng chấn thương tủy sống, bên cạnh việc điều trị và luyện tập theo giai đoạn, việc hỗ trợ về tâm lý cũng rất quan trọng. Chấn thương tủy sống làm suy giảm chức năng vận động của cơ thể đột ngột và cũng gây ra chấn động lớn cho tâm lý của người bệnh. Hầu hết người bệnh bị chấn thương tủy sống dễ bị tự ti, chán nản, lo âu và trầm cảm.

phuc hoi chuc nang chan thuong tuy song 5 - Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Điều trị máy trị liệu khử electron hỗ trợ về mặt tâm lý cho người bệnh

  • Các bác sĩ, kỹ thuật viên hay người thân của người bệnh có thể hỗ trợ tâm lý cho họ bằng một số cách:
  • Sẵn sàng chăm sóc, giúp đỡ và luôn thể hiện sự cảm thông tới người bệnh
  • Động viên người bệnh thường xuyên, nói chuyện, dành thời gian với họ để giải tỏa áp lực, căng thẳng về tâm lý
  • Theo sát các hoạt động luyện tập, sinh hoạt của người bệnh để kịp thời hỗ trợ, tránh để người bệnh tủi thân
  • Thẳng thắn về tình trạng bệnh lý và khả năng phục hồi, kiên trì đồng hành cùng họ để vượt qua khó khăn

Ngoài ra, việc phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống về mặt tâm lý có thể áp dụng kỹ thuật giúp giảm căng thẳng bằng máy móc, thiết bị. Máy trị liệu khử electron ET 21, MD 21 hay MsD-12 là những model hỗ trợ đưa lượng lớn electron vào cơ thể không xâm lấn, tăng cường hoạt động tế bào NK, chống tình trạng oxy hóa và giảm căng thẳng, stress tinh thần.

Kết luận về quá trình phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Có thể khẳng định, việc phục hồi chức năng chấn thương tủy sống không thể chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà là cả quá trình dài. Trong quá trình phục hồi, người bệnh nên kết hợp linh hoạt giữa điều trị bằng máy móc để giảm triệu chứng và luyện tập cùng dụng cụ để phục hồi vận động. 

Hơn hết, để đáp ứng nhu cầu phục hồi chức năng cho người bệnh, các bệnh viện, phòng khám, phòng tập chuyên về VLTL – PHCN cần trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị cần thiết. Với những nhu cầu cần trang bị máy móc, thiết bị VLTL – PHCN hỗ trợ quá trình phục hồi, quý khách hàng có thể liên hệ ngay tới Thiết bị y tế Hải Minh.

phuc hoi chuc nang chan thuong tuy song 6 - Các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

Trang bị máy móc phục hồi chức năng uy tín, chất lượng tại Hải Minh

Hải Minh là đơn vị có hơn 14 năm kinh nghiệm cung cấp máy móc VLTL – PHCN nhập khẩu chính hãng, đầy đủ giấy tờ và chứng nhận chất lượng. Đội ngũ kinh doanh Hải Minh hỗ trợ tư vấn nhiệt tình, báo giá nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng. Chính sách bảo hành chính hãng, giá cả cạnh tranh, vận chuyển và lắp đặt tận nơi đảm bảo đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm hài lòng nhất.

Hải Minh hy vọng những thông tin trên bài viết về các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng chấn thương tủy sống hữu ích đối với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn về trang bị máy móc VLTL – PHCN trong điều trị, luyện tập, bạn hãy gọi tới hotline 0988 086 003 của Hải Minh để được hỗ trợ!